Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Get treatment

 A Chinese doctor cant find a job in a hospital in America, so he opens a clinic and puts a sign outside that reads “GET TREATMENT FOR $20 – IF NOT CURED GET BACK $100.”

An American lawyer thinks this is a great opportunity to earn $100 and goes to the clinic.

Lawyer: “I have lost my sense of taste.”

Chinese: “Nurse, bring medicine from box No. 14 and put 3 drops in patient’s mouth.”

Lawyer: “Ugh. this is kerosene.”

Chinese: “Congrats, your sense of taste is restored. Give me my $20.”

The annoyed lawyer goes back after a few days to try to recover his money.

Lawyer: “I have lost my memory. I can’t remember anything.”

Chinese: “Nurse, bring medicine from box no. 14 and put 3 drops in his mouth.”

Lawyer (annoyed): “This is kerosene. You gave this to me last time for restoring my taste.”

Chinese: “Congrats. You got your memory back. Give me $20.”

The fuming lawyer pays him, then comes back a week later determined to get back $100.

Lawyer: “My eyesight has become very weak I cannot see at all.”

Chinese: “Well, I don’t have any medicine for that, so take this $100.”

Lawyer (staring at the note): “But this is $20, not $100!”

Chinese: “Congrats, your eyesight is restored. Give me $20”

Sep 14 - Thánh Sipriano

 Việc chính đáng như thế, khỏi cần phải suy nghĩ Trích sử liệu về cuộc tử đạo của thánh Síp-ri-a-nô. Sáng ngày 14 tháng 9, một đám rất đông dân chúng tụ họp tại quảng trường Xét-tô, theo lệnh của quan kinh lược Ga-lê-ri-ô Mác-xi-mô. Viên quan này truyền lệnh phải điệu thánh Síp-ri-a-nô ra trước mặt ông ngay trong ngày, khi ông ngồi xử tại tiền đường Xau-si-ô-lô. Khi giám mục Síp-ri-a-nô bị điệu đến, quan kinh lược hỏi : “Ông có phải là Ta-si-ô Síp-ri-a-nô không ?” - Giám mục Síp-ri-a-nô trả lời : “Chính tôi.” Quan kinh lược nói : “Ông có phải là lãnh đạo đám người có đầu óc phạm thượng đó không ?” - Giám mục Síp-ri-a-nô trả lời : “Chính tôi.” Quan kinh lược lại nói : “Các hoàng đế chí tôn đã truyền cho ông phải tế thần.” - Giám mục Síp-ri-a-nô trả lời : “Tôi không tế.” Quan Ga-lê-ri-ô Mác-xi-mô nói : “Ông nghĩ kỹ đi !” - Thánh Síp-ri-a-nô trả lời : “Quan được lệnh làm gì thì cứ làm đi. Trong một việc chính đáng như thế này, khỏi cần suy nghĩ nữa.” Khi bàn hỏi với hội đồng, quan kinh lược quyết định tuyên án. Quan buộc lòng phải nói như sau : “Ông đã sống theo học thuyết phạm thượng này từ lâu rồi, và ông đã quy tụ nhiều người để mưu đồ làm tội ác, ông đã đứng lên đối địch với các thần Rô-ma và các nghi thức kính thần ; các hoàng đế mộ đạo và chí thánh của chúng ta là Va-lê-ri-a-nô và Ga-li-ê-nô ; ngay cả Va-lê-ri-a-nô, vị Xê-da chí tôn, cũng đã không thể làm cho ông trở lại thờ cúng như các ngài. Ông bị bắt vì đã chủ mưu và gieo rắc các tội ác khả ố, nên ông sẽ là bài học cho những kẻ đã liên kết với ông để làm tội ác. Máu của ông sẽ làm chứng cho sự nghiêm minh của pháp luật.” Nói xong, quan đọc án quyết ghi trên một tấm thẻ nhỏ : “Chúng tôi ra lệnh xử trảm Ta-si-ô Síp-ri-a-nô.” Giám mục Síp-ri-a-nô nói : “Tạ ơn Chúa.” Sau khi nghe bản án, đám đông anh em tín hữu hô lên : “Chúng tôi xin cùng được xử trảm với người.” Vì thế, họ náo động và một đám rất đông dân chúng theo sau người tử tội. Síp-ri-a-nô bị điệu tới quảng trường Xét-tô. Người cởi áo choàng ra, quỳ xuống và sấp mình cầu nguyện với Chúa. Sau khi cởi áo giám mục trao cho các phó tế, và chỉ giữ lại trên mình áo dài bằng vải gai, người đứng đợi lý hình. Khi lý hình tới, người bảo mấy tín hữu đứng quanh cho anh ta hai mươi lăm đồng tiền vàng. Đám anh em tín hữu trải vải và khăn ra trước mặt người. Rồi thánh Síp-ri-a-nô tự tay bịt mắt. Vì người không thể tự buộc tay, nên linh mục Giu-li-a-nô và phụ phó tế cũng tên là Giu-li-a-nô buộc giùm cho người. Thánh Síp-ri-a-nô đã chịu tử đạo như thế. Để tránh cho dân ngoại khỏi tò mò, người ta đem cất xác người ở một nơi gần đó. Rồi đến đêm, họ mang đèn cầy và đuốc rước xác người về nghĩa trang của thái thú Ma-cô-bê Căn-đi-đi-a-nô, trên đường Máp-pa-la, gần các bể chứa nước. Cuộc rước này diễn ra trong bầu khí hân hoan khải hoàn. Ít ngày sau, quan kinh lược Ga-lê-ri-ô Mác-xi-mô qua đời. Thánh Síp-ri-a-nô chịu tử đạo ngày 14 tháng 9 dưới thời các hoàng đế Va-lê-ri-a-nô và Ga-li-ê-nô, nhưng thật ra là dưới triều của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng được vinh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men.

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

23 TN T5-1

 ANH DŨNG SỐNG LỜI CHÚA

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.” (Lc 6,27-28)

Sống nhân đức yêu thương Ki-tô giáo không phải là khiếp nhược, trái lại phải dũng cảm và nỗ lực vượt trên tính tự nhiên.  

Suy niệm: Nietzsche (Nít-chơ), một triết gia người Đức, đã gọi nhân đức hiền lành trên của Ki-tô giáo là hành động của những người hèn kém. Theo bản tính tự nhiên, người ta dễ dàng niềm nở với người có thiện cảm với mình mà không cần một cố gắng nào; Đức Giê-su bảo những kẻ tội lỗi cũng làm được như thế. Nhưng sẽ không dễ chút nào khi phải nhoẻn miệng cười thân ái với người mình không hy vọng gì được chào đáp lại hay phải tha thứ cho một người đã cho mình thấm thía kinh nghiệm “làm ơn mắc oán”. Vì thế, sống nhân đức yêu thương Ki-tô giáo không phải là việc dành cho những người khiếp nhược, trái lại phải dũng cảm và nỗ lực vượt trên tính tự nhiên. Người ki-tô hữu nhờ ơn Chúa giúp, ý thức mình được Thiên Chúa tha thứ, hiểu rõ Chúa đang dùng đời họ để trải dài tình yêu của Ngài, và bằng ý chí kiên vững, họ dám sống như Đức Giê-su sống, “người mẫu” của đức yêu thương.

Mời Bạn: Bạn có nhiều lý do để thoái thác sống nhân đức yêu thương kẻ thù. Hôm nay, Đức Giê-su cho bạn biết lý do lớn hơn: bạn là môn đệ Ngài, hãy sống yêu thương như Ngài đã sống với bạn.

Chia sẻ: Bạn chia sẻ kinh nghiệm sống nhân đức yêu thương cho bạn bè.


Sống Lời Chúa: Niềm nở và tươi vui với hết mọi người, nhất là với người mà bạn đang có chuyện bực mình.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, mỗi khi tâm hồn con buông xuôi vì thấy cảnh đời trớ trêu, xin cho mắt con mau mắn nhìn lên Thánh Giá Chúa, cho tai con lắng nghe được lời Chúa mời gọi con sống yêu thương như Chúa yêu thương.


23 TN T3-1

CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN

Và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. (Lc 6,12)

Suy niệm: Có đêm không chợp mắt được, thư ký của tổng thống Mỹ A. Lincoln nhìn sang phòng tổng thống, thấy ông quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, ngày xưa Cha đã nghe lời vua Salômon, thì hôm nay xin Cha cũng nghe lời con cầu khẩn: Nếu Cha giúp con, con sẽ đủ sức mạnh và khôn ngoan để lãnh đạo dân tộc này… Con yếu đuối và đầy tội lỗi, xin Cha hãy nghe lời con van xin.” Lịch sử Hoa Kỳ xếp ông là một trong những tổng thống xuất sắc nhất của nước này.

Thánh Luca cho ta biết trước khi có những quyết định quan trọng, Đức Giêsu đều cầu nguyện lâu giờ. Chẳng hạn, Ngài cầu nguyện 40 đêm ngày trước khi xuất hiện công khai; cầu nguyện suốt đêm cùng Cha trước khi chọn nhóm Mười Hai, cầu nguyện suốt đêm trên núi Biến Hình trước khi đi về Giêrusalem. Ngài không quyết định điều gì quan trọng nếu trước đó không tham khảo ý Cha.


Mời Bạn: Cầu nguyện mỗi ngày và trong mọi hoàn cảnh: cầu nguyện khi gặp khó khăn thử thách, cầu nguyện cả lúc khô khan nguội lạnh, cầu nguyện khi đau ốm bệnh tật, cầu nguyện lúc thành công vui tươi, cầu nguyện khi cô đơn chán nản, cầu nguyện lúc bạn thấy một ngày như mọi ngày...

Sống Lời Chúa: Trước những quyết định quan trọng của cuộc đời, tôi tập cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài soi sáng cho mình, như một dấu chỉ sống niềm tin tưởng phó thác nơi Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn tham khảo ý Chúa, để biết rõ Chúa muốn chúng con làm gì. Xin cho chúng con ghi khắc mục đích tối hậu của đời người trong mọi quyết định của mình. Amen.

23 TN T2-1

 CÁI NHÌN BAO DUNG THƯƠNG XÓT

Các kinh sư và những người pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy trong ngày Sabat không, để tìm được cớ tố cáo Người. (Lc 6,7)

Suy niệm: Để có thể tập chú quan sát, người ta phải thu hẹp góc nhìn, nheo mắt lại, có khi phải che bớt ánh sáng mới có thể nhìn rõ một điểm nhỏ, một chi tiết nào đó trong toàn cảnh. Các kinh sư và người Pharisêu ắt cũng làm như thế khi họ “rình mò” xem Chúa Giêsu có chữa bệnh trong ngày sabát hay không. Thế nhưng việc “rình mò” của họ không đem lại hiệu quả như việc quan sát kia. Chính tâm địa hẹp hòi pha lẫn ác ý khiến họ không nhận ra được lẽ phải: “phải làm điều lành thay vì điều ác, phải cứu sống thay vì giết chết;” hơn nữa, họ trở nên vô cảm, mất khả năng bao dung thương xót trước những đau khổ khốn cùng của anh em.

Mời bạn: Thái độ “rình mò” của những người lãnh đạo Do Thái thời Chúa Giêsu biểu lộ một ác ý và là hệ quả của sự không tôn trọng công lý và nhân phẩm. Thái độ đó vẫn đang xảy ra nhan nhản mỗi ngày trong đời sống chúng ta. Nó phải được thay thế bằng lòng bao dung và nhân ái, biết nhận ra nỗi khổ đau của tha nhân và sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ.

Chia sẻ: Có khi nào bạn làm điều thiện mà bị người khác rình mò, dèm pha không? Bạn cảm thấy thế nào? Đó cũng có thể là tâm trạng của người khác khi họ bị rình mò, dèm pha như vậy

Thứ Hai tuần 23 thường niên. Tin Mừng hôm nay ghi lại một nỗ lực của Chúa Giêsu nhằm nhắc nhở cho người Do thái về cái cốt lõi của đạo được thể hiện qua lề luật. Một trong những khoản quan trọng của lề luật chính là ngày Hưu lễ. Chúa Giêsu đã không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề luật, và kiện toàn lề luật chính là mặc cho tinh thần và ý nghĩa của yêu thương; không có tình thương, lề luật chỉ còn là một cái xác không hồn. Như vậy, kiện toàn luật giữ ngày Hưu lễ chính là biến ngày đó thành ngày tôn vinh Thiên Chúa, và không gì đứng đắn và xứng hợp hơn để tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Hưu lễ cho bằng thể hiện tình thương đối với tha nhân. Chính trong ý nghĩa ấy mà Chúa Giêsu đã chữa lành một người có bàn tay khô bại trong ngày Hưu lễ. Lề luật là một thể hiện ý muốn của Thiên Chúa, và ý muốn của Thiên Chúa không gì khác hơn là con người được sống, và sống dồi dào, sung mãn chí là sống yêu thương. Như vậy chu toàn lề luật trước tiên là sống yêu thương . Em học sinh nọ bị rắn cắn phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, các bác sĩ trong bệnh viện, với lý do phải làm theo qui định và thực hiện những thủ tục đăng ký rườm rà, đã không cứu chữa ngay cho em trong cơn “thập tử nhất sinh”. Hậu quả là em đã không qua khỏi. Vì nệ luật và vụ hình thức, các luật sĩ và biệt phái đã trở thành những quan tòa khắt khe, xét đoán, nhỏ nhặt và tàn nhẫn. Họ giữ tỉ mỉ mọi điều luật mà không nhận ra rằng mình đang làm nô lệ cho luật. Trước sự bảo thủ, quá nệ luật của họ, Chúa Giêsu đã nêu lên câu hỏi trên đây để chất vấn họ, đồng thời qua đó, Người muốn họ trả lề luật về đúng vai trò và ý nghĩa của nó. Thật vậy, lề luật được đặt ra là để phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ cho lề luật, mà quên mất tình yêu thương. Lúc đó, ta đã chất những gánh nặng lên vai người khác. Trong hội trường nhỏ bé ngày ấy, có ba loại người (1)người đau ốm cần giúp đỡ, (2) người bận tâm đem lại sự sống cho người khác; (3) người tìm phương kế để tiêu diệt người khác. Câu hỏi của Đức Giêsu trên đây đặt người biệt phái vào thế lúng túng, bởi vì nói đúng tim đen của họ. Trong thế giới rộng lớn ngày nay, vẫn là ba hạng người : (1) những người cần sự nâng đỡ để có sự sống; (2) những người nỗ lực phò sự sống, xây dựng nền văn minh tình thương; (3) những kẻ chủ trương tiêu diệt sự sống của người khác, để mình có thể sống hưởng thụ sung sướng, hay cổ võ nền văn hóa sự chết. Là Kitô hữu, chắc chắn bạn được mời gọi bước theo con đường của Thầy mình. *** Truyện : Bác ái phải trên lề luật. Một buổi chiều năm 1953, nhiều nhân vật quan trọng cùng các phóng viên của các tờ báo lớn hồi hộp đợi chờ ở sân ga thành phố Chicago để chào đón bác sĩ Albert Schweitzer, người được chọn nhận giải thưởng Nobel nhờ công trình thử nghiệm các vaccin chữa bệnh truyền nhiễm trên chính cơ thể của mình để phục vụ cho những thôn làng nghèo khó nhất tại châu Phi. Khi xe lửa ngừng ở sân ga, một người cao lớn, râu dài và mái tóc đã ngả mầu bước xuống. Máy ảnh chớp sáng liên tục. Các nhân vật quan trọng tiến lại bắt tay nồng nhiệt chúc mừng. Bác sĩ khiêm tốn mỉm cười cảm ơn. Bỗng, ông giơ tay xin lỗi mọi người rồi lách vội qua đám đông, tiến đến chỗ một người đàn bà da đen đang loay hoay vất vả nặng nhọc với hai chiếc va li lớn nghèo nàn. Ông giúp bà một tay đưa hành lý lên một chiếc xe buýt, loại chỉ dành cho người bình dân. Sau khi chiếc xe lăn bánh, ông trở lại chỗ đám đông. Một người trong đoàn tiếp đón đã thốt lên : - Đây là lần đầu tiên tôi nhận được một bài giảng sống động về tình yêu thương.



CN 23A

 Sách “Cổ học tinh hoa” kể chuyện Ngưu Hoằng, Ngưu Bật, là hai anh em ở chung với nhau. Ngưu Bật có tính thích nhậu, thường hay nát rượu.

Một hôm, lúc anh đi vắng, Ngưu Bật ở nhà uống rượu say túy lúy, bắn chết con trâu của anh. Người vợ ở nhà đón đợi chồng về, vừa thấy chồng bước vào cửa thì xăm xăm bảo chồng rằng:

-         Này! Chú nó ở nhà bắn chết trâu rồi!

-         Trâu chết thì bảo đem đi làm thịt, Hoằng bình tĩnh nói.

Nói rồi Hoằng vào nhà, vừa yên chỗ thì vợ đã đến giục giã:

-         Chú nó bắn chết trâu là việc to lắm, có phải việc thường đâu…

Hoằng vẫn giữ nét mặt hoà nhã trả lời:

-         Phải, tôi biết rồi mà.

Rồi mở sách vở ra xem, như không có chuyện gì cả. Thấy thế, người vợ nguôi giận, không dám nói gì nữa.

Trâu chết là việc lớn, nhưng còn một việc lớn hơn là cái tình, cái nghĩa! Nếu đưa đi kiện cáo, trâu chết vẫn chết mà lại mất thêm người em; chỉ nhờ nhịn chịu tật xấu của em mà Ngưu Hoằng giữ được cái tâm bình an và được người đời sau kính phục.

Cái được và cái mất trong cách đối nhân xử thế của người Kitô giáo đã được thánh Phaolô trình bày bằng một nguyên tắc rất dứt khoát: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần… được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,… có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,… mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,1-3).

Nhưng đức mến thánh  nhân rao giảng lại đòi hỏi nhiều điều đi ngược lại với những suy tính thường tình, chỉ có thể thấy được và hiểu được dưới chân thập giá Đức Kitô: “… Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1Cr 13,7).

Đúng là không ai có thể hiểu và lý giải được tình yêu của Thiên Chúa, như linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã khéo léo trình bày trong bài hát “Yêsu, Yêsu”: “Nhìn thập giá ngất cao Yêsu chịu treo, con gẫm suy: sao Chúa yêu con làm chi?”; nhưng chính khi chịu chết vì tội của mọi người lại là lúc Đức Kitô mặc khải cho mọi người thấy Chúa xét xử mọi sự theo công lý của riêng Ngài, công lý của tình yêu: “Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin. Như vậy, Thiên Chúa cho thấy Người là Đấng Công Chính” (Rm 3,25); và dạy cho mọi người biết lề luật của Nước Trời, con đường duy nhất họ phải theo, là sống đức mến, “vì ai yêu người, thì đã chu toàn lề luật” (Rm 13,8).

----------

Có một người đến gặp thánh Gioan M. Vianney và nói: “Thưa Cha, con muốn thảo luận với Cha vì con có nhiều nghi vấn về đạo.” Ngài trả lời: “Trước hết ông hãy xưng tội và rồi chúng ta sẽ thảo luận.”

Đã lâu năm không xưng tội nên ông hơi ngỡ ngàng, nhưng vì thánh nhân nhấn mạnh, lại khuyên bảo và nâng đỡ tâm hồn nên cuối cùng ông đã đồng ý xưng tội, cách sốt sắng. Sau khi ban phép giải tội, ngài mới nói: “Nào bây giờ chúng ta cùng thảo luận. Có phải ông hồ nghi về sự hiện hữu của Chúa, về tình thương của Ngài?” Người đàn ông đáp: “Thưa Cha, bây giờ con không cần thảo luận nữa, vì mọi nghi ngờ của con về đạo không còn khi con xưng tội xong.”

Còn gì để nghi vấn nữa khi đã gặp được tình yêu của Đức Kitô, và biết luật để sống hạnh phúc? Thế nên “anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn lề luật” (Rm 13,8).


CN 23C

 Câu hỏi về hạnh phúc sau cùng là nỗi thao thức cho cả cuộc đời, như tâm sự của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...”


Một nhà quý tộc nước Anh đưa cho anh hề của mình một chiếc gậy và nói rằng:

-        Hãy giữ lấy nó cho đến khi ta tìm thấy một kẻ nào khờ dại hơn ngươi.

Anh hề vui cười nhận lấy cây gậy và dùng nó để múa may trong những dịp lễ lớn. Ngày nọ nhà quý tộc hấp hối. Thấy anh hề đứng bên cạnh giường, ông nói:

-        Ta sắp làm một chuyến đi xa. Đi mãi mãi.

-        Đi đâu? Anh hề hỏi lại.

-        Ta không biết, nhà quý tộc trả lời.

-        Ngài đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi này? Anh hề lại hỏi.

-        Không có gì cả, nhà quý tộc nhún vai.

-        Vậy thì, anh hề nói, đưa cây gậy cho nhà quý tộc, ngài hãy cầm lấy cái này. Bây giờ nó thuộc về ngài.

Câu hỏi về hạnh phúc sau cùng là nỗi thao thức cho cả cuộc đời, như tâm sự của Trịnh Công Sơn trong tác phẩm ‘Một cõi đi về’: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

Tại sao lại đi loanh quanh cho đời mỏi mệt? Ông viết: “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.”

Mỏi mệt, ai cũng như ai, không phải vì đường dài năm tháng cho bằng vì những đòi hỏi không khoan nhượng giữa các dục vọng nặng nề và tiếng mời gọi từ chốn cao xanh, giữa những lạc thú chóng qua và thao thức về một mái nhà an vui bền vững: “Ai trong loài người có thể biết được ý định của Thiên Chúa? Hay ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn? Vì những ý tưởng của loài hay chết thì mập mờ, và những dự định của chúng tôi đều không chắc chắn.” (Kn 9,13-14)

Bởi đó, người ta cần đến sự khôn ngoan bởi trời cao: “Ai hiểu thấu thánh ý của Chúa, nếu Chúa không ban sự khôn ngoan, và không sai Thánh Thần Chúa từ trời cao xuống?” Hoa trái của sự khôn ngoan đó là một đời sống tốt đẹp theo ý Chúa: “Vì những ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan.” (Kn 17.18)

Sống đẹp lòng Chúa là kính sợ Thiên Chúa, mà “lòng kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan” (Cn 1,7)

Kính sợ Thiên Chúa, sống đẹp lòng Chúa, người khôn ngoan đặt Chúa làm tiêu chuẩn duy nhất và tuyệt đối trên mọi giá trị, mọi tương quan khác trong cuộc sống, như Đức Kitô, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã yêu cầu: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta.” (Lc 14,26)

Bỏ cả mạng sống mình sao?

Vâng, mạng sống con người là chi? Chúa nói với Ađam: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19)

Là bụi đất, nhưng ơn gọi làm người không chỉ có thế. Ngay từ ban đầu, khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta." (St 1,26)

----------

Hakuin là một thiền sư Nhật bản, sống ẩn dật trên núi.

Ngày nọ, một thiếu nữ con nhà gia giáo bỗng có thai. Cô tuyên bố với mọi người Hakuin là cha của đứa trẻ. Nghe tin đó mọi người đổ xô đến chòi của vị thiền sư mà chửi rủa, lăng nhục ông đủ điều.

Nhà sư chỉ mỉm cười thốt lên: “Thế à?”

Khi đứa bé chào đời, ông nhận đứa bé và đưa về lều, nâng niu chăm sóc nó như con ruột của mình. Khoảng 18 tháng sau, cô gái bỗng nhiên hối hận và thú nhận người cha của đứa bé là một ngư phủ trong làng. Nghe tin, cả làng ai cũng xấu hổ. Họ kéo nhau đến lều Hakuin, sụp lạy tỏ lòng sám hối và ca tụng ông là một người thánh đức.

Vị thiền sư chỉ mỉm cười thốt lên: “Thế à?”

Lòng nhân ái mang lại sự bình tâm cho vị thiền sư. Hạnh phúc của tha nhân là điều trước tiên ông quan tâm đến. Ông đọc được nỗi bất hạnh của cô gái, thấy được thân phận tội nghiệp của đứa trẻ không ai muốn nhận là người thân để làm người thân của mình... rồi vui vẻ và bình tâm thực hiện những gì trái tim mách bảo.

Giáo lý yêu thương mang lại cho các môn đệ Chúa món quà quí giá từ thiên cung, là đời sống hoàn toàn tự do bởi tình yêu: “Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt, và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo.” (1Ga 4,18)

Tình yêu không biết đến sợ hãi. Còn tôi?